Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp với đường qua hậu môn cắt đoạn đại trực tràng vô hạch ở trẻ 2 – 6 tháng tuổi tại khoa Nhi bệnh viện Việt Đức
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cho trẻ 2 – 6 tháng tuổi được chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh dựa vào lâm sàng, chụp đại tràng có thuốc cản quang và sinh thiết tức thì trong mổ. Phẫu thuật 1 thì, nội soi ổ bụng sử dụng 3 trocars phẫu tích đoạn đại tràng cần cắt bỏ, kết hợp đường qua hậu môn sử dụng van Lonestar bóc đoạn trực tràng trên đường lược khỏi thanh cơ phương pháp Soave, kéo đoạn đại tràng vô hạch ra ngoài qua hậu môn, cắt và nối đại tràng lành với ống hậu môn. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn Wingspread 1984
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2017 có 32 người bệnh được phẫu thuật nội soi, tuổi trung bình 3,5 tháng. Thời gian phẫu thuật trung bình 150 ± 40 phút. Thời gian nằm viện trung bình 7,4 ± 2,2 ngày. Đại tràng vô hạch vị trí xích ma 1/3 dưới 19 người bệnh (59,37%), xích ma 1/3 giữa 11 người bệnh (34,38%), xích ma 1/3 trên 2 người bệnh (6,25%). Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. chảy máu nặng hay bục rò miệng nối sau mổ. Theo dõi sau mổ từ 3 tháng – 4 năm: Viêm quanh hậu môn 6 người bệnh (18,75%); viêm ruột 8 người bệnh (25%); són phân 5 người bệnh (15,62%); táo bón 1 người bệnh (3,12%). Đánh giá chức năng đại tiện rất tốt 68,75%, tốt 21,88%, trung bình 9,37%. Chưa có trường hợp mổ lại,
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp đường qua hậu môn cắt đoạn đại trực tràng vô hạch một thì ở trẻ nhỏ là phương pháp phẫu thuật an toàn, mang lại chức năng đại tiện tốt, đảm bảo thẩm mỹ.
Từ khóa: Phình đại tràng bẩm sinh, Nội soi cắt đoạn đại tràng vô hạch qua hậu môn
Abstract
Introduction: Laparoscopic assisted endorectal colon pull-through for Hirschsprung’s disease have been applied for children under 6 month old in Viet Duc hospital
Material and Methods: Restrospective. Children from 2 to 6 month with diagnosis of Hirschsprung’s disease by clinical, radiological symptoms and biopsy during operation. Laparoscopic assisted endorectal colon pull- through by using Lonestar valve for resection of colon and coloanal anastomosis. Functional defecation is assessed according to the standard of Wingspread 1984.
Results: 32 patients during from 6/2014 to 6/2017. Mean age: 3,5 months old, average operating time: 150 ± 40 minutes, average hospital stay time: 7,4 ± 2,2 days. The aganglionics lower sigmoid segment in 19 patiens (59,37%), 1/3 middle sigmoid segment in 11 patiens (34,38%), sigmoid segment in 2 patiens (6,25%). Non bleeding during the operation, no conversion to open surgery, no anastomotic fistula. Follow – up postoperative from 3 months to 4 years peri-anal: infection 6 patients (18,75%), enterocolitis 8 patients (25%), fecal incontinence 5 patients (15,62%), constipation 1 patient (4,45%). Functional defecation assessement: very good 68,75; good 21,88; average 9,37%. No re- operation.
Conclusion: Single stage laparoscopic assisted endorectal colon pull- through for Hirschsprung’s disease in children under 6 month old is safe with good functional defecation assessement.
Keyword: Hirschprung ‘s desease, laparoscopic, endorectal colon pull- through
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Hồng Anh (2012). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nôi soi Georgeson có cải tiến điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh một thì ở trẻ em, luận án Tiến sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội
2. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu (2006) kết quả bước đầu mổ chữa phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi. Kinh nghiệm với 100 trường hợp. Y học Việt Nam số đặc biệt, tr 139- 141.
3. Ali K.A.E. (2010). Transanal endorectal pull- through
for Hirschrungs disease during the first month of life.
Annal pediatr Surg. 6(2).pp.81- 88
4. El-Hak N.A.G., El-Hemaly M.M., Negm E.H., et al.
(2010). Functional outcome after Swensons operation for Hirschprungs disease. Saudi J. Gastroenterol, 16 (1), pp. 30- 34. Pediatr Surg, 39, pp. 345 – 351.
5. Georgeson K.E., Cohen R.D., Hebra A., et al. (1999). Primary laparoscopic- assisted endorectal colon pull-
through for Hirschprungs disease a new gold standard.
Ann Surg. 229 (5), pp. 678- 682.
6. Kumar R, Mackay A, Borzi P (2013). Laparoscopic
Swenson procedure- an optimal approach both primary and secondary pull- through for Hirschprungs disease. J. Pediatr Surg, 38: 1441- 1443.
7. Smith BM, Steiner RB, Lobe TE (1994). Laparoscopic Duhamel pull- through procedure for Hirschprungs disease in childhood. J. laparoendose Surg. 4: 273- 276.