Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương (CT) gan là chấn thương bụng kín thường gặp. Cho tới nay, hơn 80% CT gan được điều trị bảo tồn. Tuy nhiên có nhiều biến chứng xảy ra trong quá trình theo dõi và điều trị bảo tồn. Tăng áp lực ổ bụng
(TALOB) là một trong những biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh lại chưa được nghiên cứu nhiều.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gan có tăng áp lực ổ bụng được điều trị và hoặc phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật cấp cứu bụng, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 2016 – 2018.
Kết quả: Có 10 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, trong đó có 07 bệnh nhân (BN) nam (70%), 03 BN nữ (30%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 40,7 (tuổi lớn nhất là 69, tuổi nhỏ nhất là 20). Tai nạn giao thông (TNGT) chiếm 20%, tai nạn lao động (TNLĐ) chiếm 60%, tai nạn sinh hoạt (TNSH) chiếm 20%. Thời gian xảy ra TALOB sau chấn thương gan từ 3 đến 10 ngày chiếm 80%, sau tai nạn từ 1 đến 3 ngày có 2 BN chiếm 20%. 100% các trường hợp có dấu hiệu bụng chướng căng, thở nhanh nông, suy hô hấp, bão hòa oxy (SpO 2 ) dao động từ 60 – 90% là 9 NB (90%), có 1 NB SpO2 < 60%, 4 NB sốt 38,5 độ, 4 NB có HA < 90 mmHg, 4 trường hợp hồng cầu < 2,5 triệu, 5 NB hematocrit < 25%, men gan tăng cao 100% các trường hợp. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng: CT gan phải: 60%, CT gan phải và gan trái: 40%, có 80% CT gan độ IV, 20% CT gan độ III, 70% có đường vỡ > 10cm (7 NB). Có 6 trường hợp TALOB (60%), 2 trường hợp TALOB và rò mật, 2 trường hợp TALOB và viêm phúc mạc mật. Trong đó có 8 BN được chọ hút dịch ổ bụng dưới siêu âm, 01 BN được thực hiện phẫu thuật nội soi hút rửa dẫn lưu ổ bụng, 01 BN được mổ mở làm sạch, lau rửa, dẫn lưu ổ bụng.
Kết luận: Tăng áp lực ổ bụng là biến chứng nặng sau điều trị bảo tồn chấn thương gan thường xảy ra với tỷ lệ cao: sau 3 ngày đến 10 ngày sau tai nạn (80%). 100% các trường hợp đều có suy hô hấp nặng (khó thở, bão hòa oxy giảm thấp) và thở máy trước khi can thiệp hoặc phẫu thuật. Các biện pháp can thiệp giảm ALOB như dẫn lưu dưới siêu âm, phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở làm giảm biến chứng và tử vong.
Từ khóa: Tăng áp lực ổ bụng (TAlOB), chấn thương gan (CTG)
Abstract
Introduction: The proportion of conservation treatment of live injury is more than 80,0% and the late complications post hepatic injury (intra abdominal compartment syndrome, persistent bleeding, bile fistula, choleperitonitis, hepatic necrosis) occurred with high proportion. However the intra abdominal compartment syndrome (IACS) could be lethal but not reported enough. We therefore conduct a study to evaluate the results of diagnosis as well as management of IACS regarding the treatment of hepatic injury such as the conservative treatment, conventional surgery and laparoscopic surgery Material and Methods: Retrospective descriptive study. All the patients diagnosed hepatic injury complicated IACS have been treated or operated on in the department of abdominal emergencies at Viet Duc University Hospital during 2016 -2018 were enrolled.
Results: 10 patients met with the criteria selection, 7 men (70,0%), 3 women (30,0%), the mean age was 40,7 (range 20 – 69). Road traffic accident were 20%, occupational accident 60%, and leisure accident 20%. Time from onset to complication happened: from 3 days to ten days post injury was 80,0%, before 3 days was 20,0% (two patients). Serious abdominal distention and rapid breathing or respiratory distress accounting for 100%, SpO2 were between 60-90% in 9 patients (90%), one had SpO 2 < 60%, four patients had fever as high as 38,5 celsius degree, four patients had hypotension < 90 mmHg, four patients had anemia with red blood cell < 2,5, five patients had hematocrit < 25%, and hypertransaminesia accounting for 100%. Findings from CT scanner are: The right hepatic injury was 60,0%, combined right-left hepatic injury was 40,0%, the grade IV was 80,0% and grade III 20%, rupture size were above 10cm in 7 patients. There were 6 cases with IACS (60%), other two had IACS complicated bile fistula, two had IACS complicated choleperitonitis.
Treatment: 8 patients who were underwent a drainage under ultrasound, 01 patient: laparoscopic surgery due to choleperitonitis and 01 patient: laparotomy and drainage due to bile fistula.
Conclusion: The intraabdominal compartment syndrome is a serious complication after the conservative treatment of hepatic injury, happened from 3 day to ten day post injury by 80,0%.m100% developed respiratory distress with low SpO 2 , were mechanical ventilation before the operation or intervention. Some procedures of treatment such as drainage under ultrasound, laparoscopic and drainage, laparotomy and drainage can reduce rate of complication and mortality.
Keywords: Live trauma, intra abdominal compartment synch one (IACS), post hepatic trauma intra abdominal compartemt
Tài liệu tham khảo:
- Croce MA, Fabrian TC, Menke PG et al: Non operative management of blunt hepatic trauma is the treatment of choice for hemodynamically stable patients: results of prospective trial. Ann Surg 1995; 221:744-53.
- Pruvot FR et al: Traumatisme graves du foie: à la recherche de criteres decisionnel pour le choix du traitement non operatoire. Ann Chir 2005;130: 70-80.
- Velmahos G, Toutouzas KG, Radin R et al. Non operative treatment of blunt injury to solid abdominal organs: a prospective study. Arch Surg 2003; 138: 844-51.
- Pachter HL, Knudson MM, Esrig B, et al. Status of non operative management of blunt hepatic injuries in 1995: a multicenter experience with 404 patients. J Trauma 1996; 40: 31-8.
- Letoublon C, Castaing D.Les traumatismes fermes du foie. Monographie de l”Association francaise de chirugie. Paris: Arnette blackwell; 1996.
- Chen RJ , Fang JF, Chen MF. Intra abdominal pressure monitoring as a guideline in the non-operative management of the blunt hepatic trauma.J trauma 2001;51(1): 44-50.
- Wurmb TE et al. Whole-body multislice computed tomography as the first line diagnostic tool in patients with multiple injuries: the focus on time. J trauma 2009; 66(3): 658-65.
- Green MHA, Duel RM, Johnson CD, Jamieson NV. Hemobilia.Br J Surg 2001; 88: 773-86.
- Kron il, Harman PK, Nolan SP. The measurement of intraabdominal pressure as acriterion for abdominal re-exploration. Ann Surg 1984;199(1):28-30.
- Balogh Z, Mckinley BA, Holcom JB, et al. Both primary and secondery abdominal compartment syndrome can be predicted early and harbingers of multiple organ failure. J Trauma 2003;54: 848-61..
- Burch JM, Ortiz VB, Richarson RJ. Abbreviated laparotomy and planned reoperation forr critically injured patients. Ann Surg 1992;215(5): 476-83.
- Barker DE, Kaufman HJ,Smith LA,Ciraulo DL, Richart CL.Vacuum pack technique of temporary abdominal closure: a 7-year experience with 112 patients. J Trauma 2000;48(2):201-6.
- Carrillo EH, Reed DN, Gordon l, Spain DA, Richardson JD. Delayed laparoscopy facilitates the management of biliary peritonitis in patien with complex liver injuries. Surg Endosc 2001;15: 319-22.
- Franklin GA, Richarson JD, Brown AL, et al. Prevention of bile peritonitis by laparoscopic evacutaion and lavage after non-operative treatment of liver injuries. Am Surg 2007; 73(6): 611-6.
- Nguyễn Văn Hải: Cấp cứu ngoại tiêu hóa. NXB Thanh niên, 2018.