Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tắc mật do nguyên nhân ác tính kèm theo báng bụng thường xảy ra ở những người bệnh ung thư giai đoạn tiến xa. Ở những người bệnh này, đôi khi dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da là lựa chọn điều trị duy nhất. Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da là thủ thuật an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi có báng bụng thì nguy cơ biến chứng tăng lên.
Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá kết quả dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da ở người bệnh có báng bụng, nghiên cứu loạt ca.
Kết quả: Trong thời gian từ 2013 – 2019, có 21 người bệnh tắc mật do nguyên nhân ác tính và có báng bụng được thực hiện dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da (PTBD). Cả 21 trường hợp đều được dẫn lưu dịch ổ bụng trước khi thực hiện PTBD. Tỷ lệ thành công là 95,2% (20 trường hợp). Trường hợp thất bại là do đường mật viêm dày nên thành đường mật cứng chắc, không luồng ống vào lòng đường mật được. Biến chứng xảy ra ở 23,8% các trường hợp. Các biến chứng bao gồm viêm đường mật (04 trường hợp), rò mật vào khoang màng phổi (01 trường hợp), trường hợp rò mật vào khoang màng phổi được dẫn lưu màng phổi. Các trường hợp biến chứng khác được điều trị bảo tồn. Không có trường hợp nào tử vong.
Kết luận: Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da trên người bệnh có báng bụng có thể thực hiện một cách khả thi và an toàn nếu dẫn lưu dịch ổ bụng trước thủ thuật.
Từ khóa: Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da, PTBD, báng bụng.
Abstract
Introduction: Malignant obstructive jaundice with ascites ussually occurs in patients with advanced cancer stage. In these patients sometime the best treatment option is percutaneous transhepatic biliary drainage (PTBD). PTBD is a safety and effective procedure.
Materials and Methods: To evaluate outcome of PTBD in patients with ascites. Case series report
Results: From 2013 to 2019, there were 21 malignant obstructive jaundice with ascites perfomed PTBD. All of 21 patients were performed paracentesis prior to PTBD. The successful rate was 95.2% (20 cases). One case failed because of thick biliary wall ,we could not insert pigtail stent. Complications rate was 23.8%. Complications were cholangitis (4 cases), biliopleural fistula (1 case). Biliopleural fistula resolved by pleural cavity drainage. Other complication cases were successfully treated conservatively. There was no mortality case.
Conclusions: PTBD in patiens with ascites can be performed safety and effectively if paracentesis was done prior to PTBD.
Keywords: Percutaneous transhepatic biliary drainage, PTBD, ascites.
Tài liệu tham khảo:
-
Carassco, C. H., Zornoza, J. (1984), “Malignant complications of percutaneous biliary drainage”, Radiology,152(2),pp.343-346
- Lê Nguyên Khôi, Đặng Tâm, Đoàn Văn Trân (2007), “Xử lý tắc mật ác tính bằng stent da-mật qua da tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”, Ngoại Khoa, tập 1, tr.68-72
- Đỗ Hữu Liệt, Nguyễn Phước Hưng, Lê Công Khánh (2007), “Vai trò của dẫn lưu mật xuyên gan qua da trong tắc mật do bệnh lý ác tính”, y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 1(1),tr.154-163
- Lucatelli, P., et al, (2016). “ Risk factors for immediate and delayed-onset fever after percutaneous transhepatic biliary drainage”, Cardio-vasc Intervent Radiol, 39, pp 746-755
- Martin DK, Saqib Walayat, Ren Jinma, Zohair Ahmed, Karthik Ragunathan, Sonu Dhilon (2016). “ Large-volume paracentesis with indwelling peritoneal catheter and albumin infusion: a community hospital study”, J Community Hosp Intern Med Perpect, 6:32421
- Matalon, T. A.,Silver, B. (1990), “US guidance of intervention procedure”, Radiology,174,pp.43-47.
- Molnar, W., Stockum, A. E.,(1974), “ Relief of obstructive jaundice through percutaneous transhepatic catheter- a new therapeutic method”, Am J Roentgenol Radium Ther Nucl Med,122(2),pp. 356-367.
- Mueller Peter R, Eric van Sonnenberg, Josehp T Ferruci. (1981). “Percutaneous biliary drainage: technical and catheter related problems in 200 procedure”, AJR, 138, 17-23
- Seiki K, Tadahiro T.TG 13 guidelines for diagnosis and severity grading of acute cholangitis, J Hepatology Pancreat Sci (2013) 20:24-34
- Shin Ann, Yoon-Seon Lee, Kyung Soo Lim, Jae-Lyun Lee.(2013) “Malignante biliary obstructions: can we predict immediate postprocedure cholangitis after percutaneous biliary drainage”, Support Care Cancer, 21, pp 2321-2326.
- Strange Charlie, Allen M L, Freedland P N, Cunningham J, Sanh S A. (1988). “ Biliopleural fistula as a complication of percutanous biliary drainage: experimental evidence for pleural inflammation”. Am Rev Respir Dis. 137, pp 959-961.
- Viren Patel, Shaun W. McLaughlin , et al (2019). “ Complications rate of percutaneous biliary drainage in the presence of ascites”. Abdominal Radiology. 44(5), 1901-1906
- Webber Andreas, Jochen Gaa, Bogdan Rosca, Peter Born, Bruno Neu, Roland M Schmid, Christian Prinz. (2009). “Complications of percutaneous transhepatic biliary drainage in patients with dilated and nondilated intrahepatic bile ducts”, European Journal of Radiology,72, pp412-417.